Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP tại tỉnh Bắc Kạn
Ngày 25/4/2025, Hội Nông dân tỉnh Bắc
Kạn phối hợp với Ban Kinh tế - Xã hội - Môi trường Trung ương Hội Nông dân Việt
Nam tổ chức Hội nghị bàn giao hoạt động hỗ trợ xây dựng và phát triển 05 sản
phẩm OCOP góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn.
Dự
hội nghị có các đồng chí Nguyễn Tiến Cường, Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội - Môi
trường Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Vũ Thị Hồng Thu, Phó Chủ tịch Hội Nông
dân tỉnh; đại diện Công ty cổ phần Phát triển Dược Khoa (Hà Nội); đại diện lãnh
đạo Hội Nông dân các huyện, thành phố cùng 05 chủ thể được hỗ trợ phát triển
sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Các đ/c Nguyễn Tiến Cường, Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội - Môi trường Trung
ương Hội Nông dân Việt Nam; Vũ Thị Hồng Thu, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc
Kạn bàn giao sản phẩm OCOP Macca BK cho Tổ hợp tác Vườn nhà Nông Hạ
Tại
buổi bàn giao, Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn cùng Ban Kinh tế - Xã hội - Môi trường
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Công ty cổ phần Phát triển Dược
Khoa khảo sát, đánh giá lựa chọn 05 sản phẩm có khả năng đạt OCOP. Qua đó, hỗ
trợ 05 chủ thể xây dựng mới sản phẩm OCOP, bao gồm các sản phẩm: Gạo
hữu cơ Yên Phong của Tổ hợp tác sản xuất lúa Hữu cơ Yên Phong (xã Yên Phong, huyện
Chợ Đồn); Viên tinh bột nghệ mật ong của hộ kinh doanh Ma Thị Thơm (thị trấn
Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn); Cổ trà hoa của Hợp tác xã Dương Quang (xã Dương
Quang, thành phố Bắc Kạn); Macca BK của Tổ hợp tác Vườn nhà Nông Hạ (xã Nông
Hạ, huyện Chợ Mới); Dầu lạc Chợ Mới của Hợp tác xã Tân An Thịnh (thị trấn Đồng
Tâm, huyện Chợ Mới).
Không
chỉ hỗ trợ xây dựng mới các sản phẩm OCOP, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam còn
hướng dẫn nhiều cách làm hay để duy trì, triển khai, vận hành, phát triển nâng
chất lượng sản phẩm OCOP. Trong buổi bàn giao, đại diên các chủ thể tham gia đã
thảo luận cùng Công ty Dược Khoa về ý tưởng phát triển sản phẩm, xây dựng hệ
thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị, tìm hiểu cách thức triển khai, vận
hành chương trình OCOP.
Đ/c Đồng chí Nguyễn Tiến
Cường, Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội - Môi trường Trung ương Hội Nông dân Việt
Nam phát biểu chỉ đạo tạo hội nghị
Đồng
chí Nguyễn Tiến Cường, Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội - Môi trường Trung ương Hội
Nông dân Việt Nam cho biết: "Các sản
phẩm OCOP tại Bắc Kạn phải phát huy được tinh hoa, lợi thế của địa phương.
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam sẽ phối hợp với tỉnh Bắc Kạn, quan tâm, hỗ trợ
nhằm nâng cao năng lực của các chủ thể".
Đồng chí Vũ Thị Hồng Thu - Phó Chủ tịch Hội Nông
dân tỉnh thông tin về các sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Kạn trong năm 2024
Đồng chí Vũ Thị Hồng
Thu - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh chia sẻ: "Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã nỗ lực triển khai chương trình
OCOP với mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm
hàng hóa chất lượng cao mang tính đặc trưng, lợi thế của mỗi vùng, qua đó tăng
thu nhập cho người dân và đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả
và bền vững. Năm 2024, toàn tỉnh có 245 sản phẩm OCOP giúp mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho nhiều hộ dân, góp phần chuyển đổi sản xuất từ theo tập quán nhỏ
lẻ sang quy mô lớn hơn".
Dựa vào những tiềm năng, thế mạnh sẵn có của tỉnh Bắc Kạn, việc triển
khai xây dựng có hiệu quả các sản phẩm OCOP sẽ là cơ sở quan trọng thúc đẩy đầu
tư phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu
thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông
thôn theo hướng bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh./.
Dương Cử - Hội
Nông dân tỉnh Bắc Kạn